Tin tức  Tin nội bộ

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Dù ở kịch bản nào, GDP cũng không thể tăng 6% nhưng nhờ sức chịu đựng tài khóa và tiền tệ tốt, kinh tế vĩ mô có thể vẫn ổn định. Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản. Kịch bản đầu tiên, là dịch bệnh chỉ ...

Dù ở kịch bản nào, GDP cũng không thể tăng 6% nhưng nhờ sức chịu đựng tài khóa và tiền tệ tốt, kinh tế vĩ mô có thể vẫn ổn định.

Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

Kịch bản đầu tiên, là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi đó với Việt Nam nằm ở phía cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy. 

Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

Việt Nam cần phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô.

Nguồn: vnexpress

Các tin khác

Thép Việt – Sing đã được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý năng lượng(QLNL) theo tiêu chuẩn Quốc tế - ISO 50001:2018

Thép Việt – Sing đã được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý năng lượng(QLNL) theo tiêu chuẩn Quốc tế - ISO 50001:2018

Ngày 2/3/2023, Thép Việt-Sing đã được TUV-NORD Việt Nam cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý năng lượng(QLNL) theo tiêu chuẩn ...
Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng

Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng

Sáng 9/3, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 3/2023 bằng hình thức ...
THÉP VIỆT - SING HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2023

THÉP VIỆT - SING HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2023

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” do Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam phát động trên toàn quốc, từ ...
Công đoàn Thép Việt – Sing tổ chức Giải đua xe đạp nữ CNVC lần thứ Nhất năm 2023

Công đoàn Thép Việt – Sing tổ chức Giải đua xe đạp nữ CNVC lần thứ Nhất năm 2023

Sáng ngày 07/03/2023, tại khu đô thị Danko, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, Công đoàn Thép Việt – Sing phối hợp cùng ...
Thép Việt – Sing tham gia diễu hành Giải đua xe đạp Thái Nguyên mở rộng lần thứ Nhất năm 2023

Thép Việt – Sing tham gia diễu hành Giải đua xe đạp Thái Nguyên mở rộng lần thứ Nhất năm 2023

Sáng ngày 11/02/2023, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, Câu lạc bộ xe đạp Thép Việt - Sing do ông Hồ ...
THÉP VIỆT – SING TƯNG BỪNG KHAI XUÂN MỞ HÀNG ĐẦU NĂM

THÉP VIỆT – SING TƯNG BỪNG KHAI XUÂN MỞ HÀNG ĐẦU NĂM

Sáng 31/01/2023, tức mùng 10 tết Quý Mão, ngày vía Thần Tài, Thép Việt – Sing tưng bừng mở hàng khai ...
02083.832.258