Tin tức  Tin nội bộ

Lịch sử ra đời của Công ty TNHH NatSteelVina (Thép Việt - Sing) - Bài 2

Bài 2: Thành lập nhà máy cán thép NatSteelVina - liên doanh đầu tiên về sản xuất thép giữa Việt Nam và Singapore: Ký ức người trong cuộc

(Bài viết của ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam)

1. Công cuộc tìm kiếm đối tác.

Sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước, nhu cầu sắt thép để xây dựng nhà ở, đường xá, cầu cống và cung cấp cho các nhu cầu kinh tế khác trở nên vô cùng cấp thiết, trong khi đó sản lượng thép cả nước mới chỉ 100.000 tấn thép xây dựng/năm (miền Bắc: 60.000 tấn, miền Nam: 40.000 tấn). Chủ trương của Nhà nước là phải mở rộng sản xuất thép ở các nhà máy thép hiện có và xây dựng các nhà máy mới, nhưng vấn đề khó khăn gặp phải là:
- Không có vốn đầu tư.
- Không có năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý các nhà máy thép hiện đại.

Các nhà máy hiện có thì kỹ thuật quá lạc hậu, nhiều thao tác thủ công, cán bộ kỹ thuật không được tiếp cận với kỹ thuật mới… nên gặp vô vàn khó khăn.

Nhờ chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước và Luật đầu tư nước ngoài ra đời, Việt Nam đã được nhiều nước quan tâm, cử các đoàn Chính phủ đến thăm Việt Nam và bàn thảo về các dự án đầu tư, trong đó có ngành thép.

Sau khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN, các nước Đông Nam Á cử các đoàn Chính phủ sang thăm Việt Nam và các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng sang thăm các nước để bàn cụ thể cho các dự án hợp tác kinh tế với các nước.

Tôi nhớ lại vào những năm tháng đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Thủ tướng Malaixia Mahathir bin Mohamad sang thăm Việt Nam. Sau khi gặp, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thống nhất cử đoàn chuyên gia sản xuất thép do Chủ tịch Công ty thép nhà nước Malaixia Pervaja- ông Eric Chia dẫn đầu sang Việt Nam tìm hiểu ngành thép Việt Nam và bàn khả năng hợp tác với ngành Thép Việt Nam.

Sau khi về nước, ông đã mời Tổng công ty Thép Việt Nam sang thăm Malaixia để bàn cụ thể khả năng hợp tác hai bên. Đoàn Việt Nam gồm:

Ông Ngô Huy Phan – Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam; Trưởng đoàn

Ông Phạm Chí Cường - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam

Ông Dương Khánh Lâm -Tổng giám đốc nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (lúc đó là Xí nghiệp Liên hợp Gang thép Thái Nguyên)

• Ông Đinh Huy Tam – Kỹ sư Vụ quan hệ Quốc tế - Bộ Công nghiệp

• Ông Trần Ngọc Anh- Kỹ sư Phụ Trách liên doanh – Bộ Công Nghiệp

Đoàn còn có thêm Vũ Quốc Tuấn trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi cùng.

Ông Phạm Chí Cường - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam

Sau mấy ngày đi thăm và làm việc ở các nhà máy thép ở Malaixia, phía Malaixia chỉ nêu ra những khả năng hợp tác chung chung như:

• Lập dự án liên doanh cán thép;

• Khảo sát m Quý Xa;

• Lập chương trình đào tạo nhân lực Luyện kim cho Việt Nam và một số vấn đề sẽ tìm hiểu thêm về:
- Trao đổi hàng hóa (hàng đổi hàng...)
- Thanh toán khi nước ngoài cung cấp thiết bị bằng cách nào
- Thuế nhập khẩu thiết bị, hàng hóa...

Vì là lần đầu gặp nhau và Việt Nam chưa có liên doanh sản xuất thép nào nên nhiều câu hỏi phía bạn hỏi đoàn Việt Nam cũng không biết đành hứa sẽ vể nước tìm hiểu để trả lời sau.

Đến thời hạn về nước thì ông Lương Văn Tự là đại diện Thương mại Việt Nam ở Singapore sang Malaixia gặp ông Ngô Huy Phan mời Đoàn tiện thể đi sang Singapore thăm nhà máy thép NatSteel của Singapore. Ông Ngô Huy Phan nhận lời. (Ông Lương Văn Tự sau này là Thứ trưởng Bộ Thương mại, là trưởng đoàn đàm phám Việt Nam gia nhập WTO)

Đoàn sang làm việc với NatSteel gồm các ông Ngô Huy Phan, Dương Khánh Lâm, Đinh Huy Tam, Trần Ngọc Anh.

Còn cố vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi về Việt Nam vì tôi có lịch làm việc với POSCO Hàn Quốc về Liên doanh sản xuất thép ống Vinapipe.

Sau mấy ngày đi thăm và làm việc ở các nhà máy thép ở Malaixia, phía Malaixia chỉ nêu ra những khả năng hợp tác chung chung như:

• Lập dự án liên doanh cán thép;

• Khảo sát m Quý Xa;

• Lập chương trình đào tạo nhân lực Luyện kim cho Việt Nam và một số vấn đề sẽ tìm hiểu thêm về:
- Trao đổi hàng hóa (hàng đổi hàng...)
- Thanh toán khi nước ngoài cung cấp thiết bị bằng cách nào
- Thuế nhập khẩu thiết bị, hàng hóa...

Vì là lần đầu gặp nhau và Việt Nam chưa có liên doanh sản xuất thép nào nên nhiều câu hỏi phía bạn hỏi đoàn Việt Nam cũng không biết đành hứa sẽ vể nước tìm hiểu để trả lời sau.

Đến thời hạn về nước thì ông Lương Văn Tự là đại diện Thương mại Việt Nam ở Singapore sang Malaixia gặp ông Ngô Huy Phan mời Đoàn tiện thể đi sang Singapore thăm nhà máy thép NatSteel của Singapore. Ông Ngô Huy Phan nhận lời. (Ông Lương Văn Tự sau này là Thứ trưởng Bộ Thương mại, là trưởng đoàn đàm phám Việt Nam gia nhập WTO)

Đoàn sang làm việc với NatSteel gồm các ông Ngô Huy Phan, Dương Khánh Lâm, Đinh Huy Tam, Trần Ngọc Anh.

Còn cố vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi về Việt Nam vì tôi có lịch làm việc với POSCO Hàn Quốc về Liên doanh sản xuất thép ống Vinapipe.
 

2. Những thỏa thuận đầu tiên với Tập đoàn NatSteel khi đoàn thăm Singapore
 

Khác với khi đoàn Việt Nam sang Malaixia chỉ là bàn những nét chung, thì khi Đoàn thép Việt Nam sang Singapore, phía Singapore thảo luận ngay việc lập Liên doanh sản xuất thép dây với Việt Nam. Cũng do xuất phát từ yêu cầu của phía Việt Nam, trong việc cần cấp bách sản xuất thép dây, kết hợp cùng với ý kiến của Trưởng Phòng đầu tư của NatSteel, thành viên tham gia đoàn các doanh nghiệp Singapore.  sau khi thăm và làm việc với Tổng Công ty Thép Việt Nam năm 1991 . Tập đoàn NatSteel đã bố trí cho đoàn đi thăm một cơ sở đang hoạt động của họ[1], mà họ đang có ý định chào bán cho Việt Nam. Xét thấy có nhiều điểm phù hợp, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ, sau khi về nước, họ cử ngay đoàn chuyên gia sang Việt Nam để khảo sát và thảo luận chi tiết, họ làm rất nhanh để tranh thủ thời cơ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Cần phải nói thêm tập đoàn NatSteel Singapore lúc đó là tập đoàn Thép Quốc gia Singapore. Những năm 90 của thế kỷ 20 là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, gồm Sắt thép, hóa chất, kỹ thuật điện tử, bất động sản nghỉ dưỡng..tại nhiều quốc gia. Trong đó sản xuất kinh doanh sản phẩm sắt thép là ngành xương sống.

 

 

https://www.natsteel.com.sg/wp-content/uploads/2022/09/heritage-09.pngTrụ sở của Tập đoàn NatSteel tại số 22 đường TanJong Kling – 628048 Singapore những năm 90 thế kỷ 20.

Sở dĩ chọn địa điểm trong mặt bằng khu Gang thép Thái Nguyên vì Việt Nam không có vốn góp, phải dựa vào mặt bằng hạ tầng có sẵn (đường xá, đường điện, nước, nhân lực....) coi đó là phần góp vốn của Việt Nam.

Khi đó Thái Nguyên chỉ sản xuất thép cây, chưa có dây chuyền sản xuất thép dây nên có thêm dây chuyền cán dây là thích hợp.

Nhu cầu thép dây (thép cuộn) ở Việt Nam rất cấp thiết. Lên việc chuyển nhà máy đang hoạt động để sẽ nhanh đưa vào sản xuất và giá sẽ rẻ hơn chế tạo mới (phải chờ thiết kế và chế tạo...)

Lúc này khu Gang thép Thái Nguyên với hơn 10.000 cán bộ công nhân viên mà sản xuất đơn điệu chỉ có thép cây và một ít thép góc với thiết bị của thập niên 60 của thế kỷ trước nên năng suất thấp, khi liên doanh với NatSteel hy vọng sẽ đưa được kỹ thuật mới vào và đặc biệt là liên doanh với Singapore là nước tiên tiến ở Đông Nam Á, Việt Nam hy vọng sẽ học hỏi được cách quản lý tiên tiến của họ.

Vì là phía NatSteel góp vốn bằng việc chuyển nhà máy từ bên Singapore sang, nên cũng cần bàn bạc để phía NatSteel phải trang bị mới một số bộ phận, thay đổi một số thiết bị để phù hợp với cơ sở hạ tầng có sẵn tại Gang Thép và việc nâng cấp này, bảo đảm phù hợp với công nghệ sản xuất ở mức tương đối hiện đại. Đáp ứng yêu cầu sản xuất ổn định và sản phẩm có chất lượng tốt. Trong quá trình xây dựng và lắp đặt nhà máy đội ngũ cán bộ Gang Thép đã học tập, nắm bắt được nhiều kiến thức từ quản lý dự án, hệ thống cán một đường, hệ thống điều khiển, quản trị nhân lực và đặc biệt là tác phong làm việc….

Lễ cắt băng khánh thành nhà máy ngày 8 tháng 4 năm 1996 trở thành ngày Truyền thống Công ty

Khi nhà máy hoàn thành, sản phẩm thép cuộn Ф6mm - Ф8mm được sản xuất đầu bằng công nghệ cán liên tục đầu tiên tại Việt Nam, cán bộ công nhân viên của Gang thép Thái Nguyên tới xem đông nghịt vì lần đầu được nhìn thấy thép cuộn có mầu xanh sáng chứ không có mầu nâu gỉ sắt như thép cuộn nhập ở Liên Xô trước đây do phải chở bằng đường biển ba tháng mới về tới Việt Nam.

(Còn nữa) 
 


[1] Sau này được biết đó là dây chuyền sản xuất mang tên MBM1.

 

 

Các tin khác

Công ty Thép Việt – Sing Tổ chức ngày an toàn

Công ty Thép Việt – Sing Tổ chức ngày an toàn

Nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động quốc gia, ngày 31/5 ...
Tháng Công nhân năm 2023: Công đoàn Công ty TNHH NatSteelVina nâng cao văn hóa doanh nghiệp, văn minh công nhân

Tháng Công nhân năm 2023: Công đoàn Công ty TNHH NatSteelVina nâng cao văn hóa doanh nghiệp, văn minh công nhân

Tháng Công nhân là tháng cao điểm để tổ chức công đoàn các cấp đẩy mạnh triển khai thực hiện những ...
Nguyễn Như Nghĩa: “Tôi đã cháy lại ngọn lửa đam mê”

Nguyễn Như Nghĩa: “Tôi đã cháy lại ngọn lửa đam mê”

Kỹ thuật viên Nguyễn Như Nghĩa còn được mọi người nhắc với cái tên là “người đam mê hệ thống điều ...
ĐÀO TẠO SƠ CỨU, CẤP CỨU CHO ĐỘI SƠ CỨU CẤP CỨU THÉP VIỆT - SING

ĐÀO TẠO SƠ CỨU, CẤP CỨU CHO ĐỘI SƠ CỨU CẤP CỨU THÉP VIỆT - SING

Thực hiện Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về việc tổ chức huấn luyện sơ cứu ...
Thép Việt – Sing tham dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty CPTM Thái Hưng

Thép Việt – Sing tham dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty CPTM Thái Hưng

Sáng ngày 20/5/2023, tại tổ 8 Gia Sàng, Công ty CPTM Thái Hưng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày ...
THÉP VIỆT - SING TỔ CHỨC NHIỀU HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN THÁNG CÔNG NHÂN 2023

THÉP VIỆT - SING TỔ CHỨC NHIỀU HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN THÁNG CÔNG NHÂN 2023

Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, thực hiện kế hoạch số ...
Lịch sử ra đời của Công ty TNHH NatSteelVina (Thép Việt - Sing) - Bài 4

Lịch sử ra đời của Công ty TNHH NatSteelVina (Thép Việt - Sing) - Bài 4

Bài 4: Thành lập nhà máy cán thép NatSteelVina - Liên doanh đầu tiên về sản xuất thép giữa Việt Nam ...
Thép Việt - Sing tham dự Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”

Thép Việt - Sing tham dự Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”

Sáng 18/5, đại điện đảng bộ Công ty TNHH NatSteelVina cùng các đảng bộ cơ sở trực thuôc đảng bộ công ...
CLB xe đạp Thép Việt – Sing: Một sân chơi “gây nghiện”

CLB xe đạp Thép Việt – Sing: Một sân chơi “gây nghiện”

Được thành lập từ ngày 19/5/2021, đến nay, CLB Xe đạp Thép Việt – Sing vừa tròn 2 tuổi.  Một hành ...
02083.832.258