Tin tức  Tin nội bộ

THÉP VIỆT SING – HÀNH TRÌNH THAM GIA XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON TẠI VIỆT NAM

Công ty Thép Việt Sing (NatSteelVina) là một đơn vị liên doanh ra đời từ 1993 giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn thép NatSteel của Singapore, một đất nước phát triển với nền sản xuất Xanh có uy tín. Chỉ số giảm phát thải khí gây hiệu ...

Công ty Thép Việt Sing (NatSteelVina) là một đơn vị liên doanh ra đời từ 1993 giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn thép NatSteel của Singapore, một đất nước phát triển với nền sản xuất Xanh có uy tín. Chỉ số giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính-CO2 đã được quan tâm và nó đã được đưa vào chỉ số KPI hàng năm của Thép Việt Sing. Đây là nền tảng quan trọng, kết hợp với hệ thống chuyên nghiệp sẵn có để sau này Thép Việt Sing được lựa chọn là đơn vị đồng hành trong dự án xây dựng thí điểm thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì.                    

Phân tích từ các chuyên gia môi trường cho thấy, 2 lĩnh vực có thể đưa vào khai thác ngay nguồn thu cho thị trường mua bán tín chỉ cacbon là lĩnh vực sản xuất thép và xử lý chất thải rắn.

Đối với ngành thép, hiện cả nước có trên 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất gang thép. Ngành này cũng đang duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, ước khoảng 18%/năm cho nguyên liệu sản xuất và 20% cho tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ưu tiên đầu tư phát triển mạnh ngành này trong thời gian dài thiếu kiểm soát chặt chẽ công nghệ sản xuất khiến cho lượng phát thải của ngành ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường.

Khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cho thấy, trung bình để sản xuất ra 10 triệu tấn thép, các nhà máy tại Việt Nam phát thải ra môi trường khoảng 21 triệu tấn khí CO2. Phát thải toàn ngành thép ước khoảng 122,5 triệu tấn CO2 (năm 2025) và tăng lên khoảng 133 triệu tấn CO2 (năm 2030), chiếm 17% tổng khí phát thải toàn quốc. Nguyên do là phần lớn nhà máy sản xuất thép đang phụ thuộc nguồn nguyên liệu hóa thạch hoặc điện.

Việc triển khai hiệu quả giảm thiểu phát thải KNK (khí nhà kính) 2 ngành trên cũng là cách Việt Nam thực hiện cam kết Công ước khung Liên hợp quốc về BĐKH.

Tháng 5/2017, đã thực hiện ký kết Biên bản hỗ trợ dự án giữa Chương trình năng lượng phát thải thấp (V-LEEP) của Bộ Công Thương do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) nhằm chia sẻ mục tiêu chung thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải KNK, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Thép. V-LEEP và VNSTEEL mong muốn chia sẻ điểm mạnh, kinh nghiệm, công nghệ, phương pháp và nguồn lực nhằm thực hiện các hoạt động hướng tới mục tiêu chung và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của ngành Thép.

Thép Việt Sing được đánh giá và lựa chọn là 1 trong 4 đơn vị được tư vấn và kiểm toán năng lượng miễn phí trong dự án ý nghĩa này. Kết quả cho thấy năng lượng Thép Việt Sing sử dụng ( 2017) đang nhỏ hơn 3,71% hạn mức tiêu thụ năng lượng cho thép nóng cán dài của Bộ Công Thương quy định theo Thông tư số 20/201TT-BCT.

Qua kết quả báo cáo cũng cho thấy lượng khí thải CO2 của Thép Việt Sing: giảm từ 0,17 tấn/ tấn sp – năm 2015  xuống 0,157 tấn/ tấn sản phẩm – năm 2017(tính theo các chỉ số phát thải của Hiệp hội thép thế giới).

Sổ tay các chỉ số phát thải CO2 của Hiệp hội Thép TG và tính toán phát thải của Thép Việt Sing

Qua quá trình đồng hành này, Thép Việt Sing đã được mời tham gia Dự án Chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường carbon tại Việt Nam (VNPMR) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Vụ Tiết kiệm Năng lượng (TKNL) và Phát triển bền vững- Bộ Công Thương chủ trì triển khai Hợp phần “Thí điểm NAMA tạo tín chỉ carbon, xây dựng hệ thống báo cáo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường carbon trong lĩnh vực thép”.

Trong khuôn khổ Dự án này, Thép Việt Sing được mời dự Hội thảo vào tháng 4/2019 tại Hà Nội“Giới thiệu các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của hợp phần thép thuộc Dự án Chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường carbon tại Việt Nam(VNPMR)” và chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong hoạt động (TKNL) và giảm phát thải CO2. Qua đây Thép Việt Sing đã cho thấy hoạt động TKNL, giảm phát thải của mình đã thực sự có hiệu quả và cũng nêu các vấn đề đang còn băn khoăn trong quá trình tính toán phát thải CO2 khi mà khung pháp lý của chúng ta còn đang hoàn thiện.

Chia sẻ những kinh nghiệm của NatSteelVina về TKNL, giảm phát thải CO2 trong Hội thảo

Ngày 11/12/2020, tại Hạ Long- Quảng Ninh, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án Hợp phần VNPMR, giới thiệu các kết quả ban đầu thí điểm hoạt động tạo tín chỉ carbon tại một số doanh nghiệp thép.

Tại buổi khai mạc hội thảo, ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, được xây dựng từ năm 2016 và đưa vào triển khai từ cuối năm 2018, dự án VNPMR đang đi tới chặng đường cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng tham gia thị trường carbon, hướng tới giai đoạn triển khai thực hiện tiếp theo vào những năm sau.

Dựa trên hiện trạng sử dụng năng lượng và mức độ phát thải KNK, Dự án đã thiết kế các hành động giảm phát thải tạo tín chỉ cho ngành thép, bao gồm đề xuất hệ thống báo cáo, kiểm định và thẩm tra (MRV), đường phát thải cơ sở, chi phí các biện pháp giảm phát thải và tiềm năng tạo tín chỉ. Lộ trình đề xuất cho giai đoạn 2020 - 2025 có trọng tâm xây dựng cơ chế chính sách về định giá các-bon ở cấp quốc gia và cấp ngành, thử nghiệm vận hành hệ thống giao dịch tín chỉ các-bon. Từ sau năm 2025 khi hình thành thị trường các-bon trong nước sẽ thực hiện các giao dịch tự nguyện, và từ năm 2028 là giai đoạn bắt buộc các doanh nghiệp phát thải lớn phải tham gia thị trường.

Bộ Công Thương đánh giá, giải pháp giảm phát thải KNK tiềm năng cho ngành thép hiện nay là nâng cao hiệu suất trong các nhà máy gang thép. Lượng phát thải sẽ giảm bớt từ 10% - 20% lượng khí thải bằng cách nâng cao hiệu suất của quy trình sản xuất, quản lý nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu đầu vào, cải tiến công nghệ và thu hồi nhiệt thải. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện tái tạo sẽ giúp giảm từ 6.5% - 13.5% lượng khí thải, và thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng than sinh khối giúp giảm từ 16% - 25%.

Ban Quản lý dự án VNPMR mong muốn những kết quả bước đầu này phần nào hỗ trợ được các doanh nghiệp áp dụng những công cụ quản lý và kiểm soát phát thải KNK tại cơ sở và hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu về cắt giảm phát thải KNK

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, để hình thành thị trường mua bán tín chỉ cacbon hoàn chỉnh, vẫn còn rất nhiều hạ tầng cơ sở phải hoàn thành. Trước hết, phải định giá carbon. Đây là điều kiện cần và đủ để nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện mua bán tín chỉ carbon, mở ra nhiều hướng đi mới trong việc bảo vệ môi trường và yêu cầu các cơ sở sản xuất đầu tư giảm thiểu khí thải hoặc trả tiền để mua tín chỉ carbon.

Mặt khác, cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê KNK, hệ thống giám sát phát thải KNK và ước tính phát thải ở cấp quốc gia, vùng, ngành, tiểu ngành, cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Kế đến phải xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xác định hạn mức phát thải KNK đối với từng ngành, tiểu ngành, cơ sở sản xuất.

Từ năm 2021, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện giảm phát thải theo cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Và phát triển thị trường tín chỉ carbon trong nước là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), vừa được Quốc hội thông qua. Như vậy, doanh nghiệp, đơn vị phát thải lớn bắt buộc phải đầu tư các giải pháp giảm phát thải, chắc chắn chi phí không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, một loại hàng hóa tiềm năng khác là hạn ngạch phát thải do cơ quan Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, đơn vị. Điều này cũng đã có trong Luật Bảo vệ môi trưởng (sửa đổi) và thời gian tới cần thêm các quy định pháp lý cụ thể để mua bán được. Trái phiếu xanh cũng đang được Chính phủ nghiên cứu phát hành.

Đoàn của Thép Việt Sing dự Hội thảo Tổng kết Dự án Hợp phần VNPMR

Thép Việt Sing - NatSteelVina tiếp tục phát huy nhữn kết quả đã đạt được về TKNL, kinh nghiệm các biện pháp giảm phát thải CO2 để ngày càng làm tốt hơn công việc này và tìm kiếm những cơ hội để tiếp tục cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải KNK. Công ty cũng sẽ hoàn thiện hệ thống theo những định hướng của Dự án, sẵn sàng các điều kiện để có thể tham gia vào thị trường tín chỉ carbon theo lộ trình.

Thép Việt Sing đã, đang và tiếp tục có những đóng góp cho một Việt Nam xanh- sạch- đẹp, cũng như chung tay bảo vệ Trái Đất – Hành tinh Xanh thân yêu của chúng ta.

                                                                                                   Giang Lê

Các tin khác

Về suối nguồn cách mạng Pác Bó, nhớ dấu chân Người!

Về suối nguồn cách mạng Pác Bó, nhớ dấu chân Người!

Vừa qua, chúng tôi đã có cơ hội được đến với quần thể khu di tích lịch sử Pác Bó (Cao ...
Thép Việt - Sing tổ chức “Giải chạy tiếp sức nữ lần thứ Nhất năm 2024” và thăm quan học tập “Về thăm suối nguồn Cách mạng Pác Bó”.

Thép Việt - Sing tổ chức “Giải chạy tiếp sức nữ lần thứ Nhất năm 2024” và thăm quan học tập “Về thăm suối nguồn Cách mạng Pác Bó”.

Ngày 08 và 09/03/2024, tại Quảng trường Pác Bó tỉnh Cao Bằng, Thép Việt - Sing tổ chức “Giải chạy tiếp ...
THÉP VIỆT SING HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2024

THÉP VIỆT SING HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2024

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài năm 2024” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, từ ngày 01/3 ...
Thép Việt - Sing tổ chức đào tạo an toàn lao động định kỳ cho nhóm 2 và 4

Thép Việt - Sing tổ chức đào tạo an toàn lao động định kỳ cho nhóm 2 và 4

Ngày 01/3/2024, Công ty Thép Việt - Sing đã tổ chức buổi đào tạo an toàn định kỳ cho người lao ...
Hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 26/2, đại điện Đảng bộ Công ty TNHH NatSteelVina cùng các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuôc đảng ...
THÉP VIỆT - SING TƯNG BỪNG KHAI XUÂN MỞ HÀNG ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024

THÉP VIỆT - SING TƯNG BỪNG KHAI XUÂN MỞ HÀNG ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024

Sáng 19/02/2024, tức 10/01/2024 Âm lịch, ngày vía Thần Tài, Thép Việt – Sing tưng bừng mở hàng khai xuân đầu ...
Thép Việt - Sing dự Hội thảo tổng kết “Thị trường Thép Việt Nam và công tác hoạt động Hiệp hội năm 2023 - Định hướng 2024”

Thép Việt - Sing dự Hội thảo tổng kết “Thị trường Thép Việt Nam và công tác hoạt động Hiệp hội năm 2023 - Định hướng 2024”

Năm 2023 đã đi qua với dấu ấn tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, là nỗ lực rất lớn trong ...
Công đoàn Công ty Thép Việt - Sing tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Công đoàn Công ty Thép Việt - Sing tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trong các ngày 12 và 18 tháng 01 năm 2024, đại diện Công đoàn Công ty Thép Việt - Sing do ...
Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1/2024

Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1/2024

Sáng 10/1, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1/2024 bằng hình thức ...
02083.832.258