Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) được coi là cái nôi của đất chè Thái Nguyên. Lưu truyền rằng, cây chè Thái, đặc biệt là vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) được ông Đội Năm (tên thật là Võ Văn Hiệt) đã giúp người dân khai hoang, mở đất rồi lấy giống chè từ trại chè Phú Hộ thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ về trồng tại vùng đất Tân Cương khoảng năm 1920-1922. Và ông Đội Năm đã trở thành ông tổ về nghề chè ở Tân Cương từ thuở đó. Theo ông Nguyễn Đình Đài, người tham gia biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên kể lại: “Ông Đội Năm có mang các sản phẩm chè Tân Cương đến hội chợ Đấu Xảo để thi. Và trong cuộc thi đó chè Tân Cương đã giành giải nhất. Chính chè Tân Cương là nổi tiếng từ cuộc thi Đấu Xảo năm 1935 đó. Cho nên khách quốc tế mới biết đến Tân Cương và chè Tân Cương. Chè Tân Cương không phải được nhiều người bảo ngon nhất mà nó trở thành đặc sản, thành địa nhất danh trà được. Nó phải được kiểm nghiệm và được xã hội thừa nhận”.
Vườn chè cổ nay vẫn còn, đã trên 93 tuổi. Hiện Tân Cương có khoảng trên 400 ha chè đặc sản. Chè Tân Cương có hương vị tự nhiên, màu nước xanh vàng, vị chát dịu, có hậu, vị ngọt còn lắng sâu trong vị giác người thưởng trà. Qua kiểm tra hàng trăm kết quả thí nghiệm về đất, nước, khí hậu, các nhà khoa học đã khẳng định: Ngoài các yếu tố về trồng, tập quán canh tác thì bức xạ nhiệt là yếu tố quyết định tới chất lượng chè. Theo phân tích, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương là 61,2 Kcal/cm2 /năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2 /năm, thấp hơn so với các vùng chè khác nên cho chè Tân Cương có chất lượng đặc biệt. Ngoài vùng chè Tân Cương, Thái Nguyên còn có 3 vùng chè nổi tiếng khác là: Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ), Vùng chè La Bằng (Đại Từ) và Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương).
Bình minh trên đất chè
Ảnh các vùng Chè Thái Nguyên– Sở VHTT Thái Nguyên
Vì sao sản phẩm Chè Thái Nguyên nổi tiếng?
Yếu tố đặc biệt đã tạo lên thương hiệu Chè Thái Nguyên có chất lượng đặc biệt, khác hẳn so với các loại chè trồng tại vùng khác có giống, phương thức canh tác, chế biến tương tự chính là điều kiện thổ nhưỡng. Được trồng trong điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt đã tạo cho Chè Thái Nguyên có vị, mùi, và sắc đặc biệt hơn so với chè được trồng tại vùng khác. Đó chính là điểm “CỐT YẾU” tạo lên thương hiệu nổi tiếng Chè Thái Nguyên.
Vườn chè mới
Hướng đi nào cho chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Chè Thái Nguyên?
Theo tạp chí Kinh tế https://lonelyentrepreneur.com/. Có 6 cách để xây dựng Chiến lược khác biệt hóa, bao gồm:
Quay lại nội dung bài giảng của giảng viên trong bài trước, việc định cho việc xây dựng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Chè Thái Nguyên bằng việc tạo lên 1 thương hiệu “Trinh nữ trà” hay hoàn thiện khâu đóng gói, bao bì sản phẩm mà đã quên đi bản chất, về sự khác biệt sẵn có của Chè Thái Nguyên. Bởi lẽ những sự khác biệt như giống, canh tác, chế biến, đóng gói…. có đặc biệt đến đâu đi nữa thì sự khác biệt đó chỉ trong thời gian ngắn là các đối thủ cạnh tranh có thể học, thay đổi và làm theo, thậm chí làm tốt hơn do đã rút ra được các bài học từ những người đi trước.
Vậy nên, với quan điểm cá nhân, người viết bài này mạo muội đưa ra phương hướng xây dựng chiến lược cho khác biệt hóa của sản phẩm chè Thái Nguyên theo chiến lược Marketing hỗn hợp 7P ở giai đoạn trưởng thành (Naturity) để duy trì, kéo dài giai đoạn này. Mà ở đó tập chung sâu vào thế mạnh khác biệt sẵn có của mình, đó là khác biệt chất lượng chè qua yếu tố thổ nhưỡng:
•Product (Sản phẩm) |
•Xác định chè là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. |
•Chọn lọc các giống chè phù hợp, phát huy thế mạnh thổ nhưỡng liên tục phát triển sản phẩm mới đa dạng sản phẩm Chè Thái Nguyên |
|
•Xây dựng chiến lược đồng bộ, tăng diện tích trồng chè, quy hoạch phân vùng sản xuất cho từng loại cây chè gắn với chiến lược chuyển đổi cây trồng. |
|
•Tuyển chọn các sản phẩm chè mũi chất lượng cao làm sản phẩm mũi nhọn Chè Thái Nguyên. |
|
•Price (Giá cả) |
•Đa dạng hóa sản phẩm Chè Thái Nguyên với nhiều mức giá linh hoạt. Đảm bảo đáp ững đầy đủ nhu cầu của cả thị trường nội địa và xuất khẩu |
|
•Triển khai các biện pháp ngăn chặn các sản phẩm chè từ các tỉnh khác chuyển về Thái Nguyên. |
•Thông qua : Quản lý và phát triển hiệu quả “Nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên”, thương hiệu gắn liền với chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương” thành phố Thái Nguyên và các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý khác thuộc các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. |
|
•Triển khai xây dựng kênh phân phối chè Thái Nguyên với các đại lý ủy quyền theo chiến lược tăng độ phủ Chè Thái Nguyên trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. |
|
•Promotion (Quảng bá) |
•Cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói đảm bảo hấp dẫn cho khách hàng, bảo quản tốt chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường. |
•Xây dựng, triển khai các chiến dịch xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, lễ hội gắn với các hoạt đông thăm quan trải nghiệm và du lịch sinh thái, quảng bá sâu rộng sản phẩm, lịch sử, văn hóa chè Thái Nguyên. |
|
•Truyền thông mạnh mẽ đặc điểm khác biệt của Chè thái Nguyên so với các chè khác. |
|
•People (Con người) |
•Lấy con người làm trung tâm. Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ phát triển ngành chè với tầm nhìn và chiến lược dài hạn. Thường xuyên cập nhật kiến thức, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chè. |
•Process (Quy trình) |
•Áp dụng quy trình sản xuất an toàn, triển khai sâu rộng ứng dụng tiến bộ khoa học, chọn lọc giống, công nghệ trong sản xuất, chế biến chè an toàn, hữu cơ nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu chè sạch, an toàn cho Chè Thái Nguyên. |
•Physical Evidence (Bằng chứng vật lý) |
•Duy trì vị thế thương hiệu "Thái Nguyên đệ nhất danh trà" và bảo vệ thương hiệu sản phẩm chè xanh số 1 Việt nam. |
•Duy trì bảo hộ thương hiệu/nhãn hiệu Chè Thái Nguyên cả trong và ngoài nước |
(Còn nữa)
Việt Cường
Bài 1: Khóa tập huấn bên ngoài
Bài 3: Xây dựng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Thép Việt-Sing NSV